Wednesday 15 October 2014

[Xã Hội] - Hà Nội: Cảnh sát thả lưới tìm nạn nhân đuối nước

Hàng chục cảnh sát PCCC và đơn vị chức năng công an phường Ô Chợ Dừa (Q. Đống Đa, TP. Hà Nội) đang tích cực tìm kiếm nạn nhân nghi bị đuối nước tại hồ Hoàng Cầu.

Theo nhiều người dân sống ở khu vực hồ Hoàng Cầu (Q. Đống Đa), vào khoảng hơn 14h hôm nay (12/10), một người đàn ông tầm trung tuổi vẻ mặt thất thần, đi dưới đường đi bộ ven hồ. Sau vài phút, người đàn ông này đột nhiên lẩm nhẩm vài câu rồi lao xuống nước, người này giơ hai tay lên nhưng nhanh chóng chìm dần ngay sau đó.

Hà Nội: Cảnh sát thả lưới tìm nạn nhân đuối nước 1
Các cơ quan chức năng đang cố gắng tìm kiếm nạn nhân đuối nước trong nhiều giờ đồng hồ.

Nhiều người chứng kiến sự việc đã truy hô nhưng người đàn ông đã chìm quá nhanh. “Lúc đó, tôi nhìn ra hồ Hoàng Cầu thì thấy hai cánh tay giơ lên. Biết là có người bị đuối nước ở hồ nên tôi bỏ giầy nhảy xuống cứu nhưng không kịp” - anh Đoàn Xuân Chuyên, người nhảy xuống cứu nạn nhân cho biết.

Sự việc ngay sau đó được người dân báo cho lực lượng chức năng. Theo ghi nhận của phóng viên, hàng chục cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng PCCC đã được điều động để trục vớt nạn nhân.

Sau quá trình tìm kiếm thủ công không hiệu quả, tới 17h, lực lượng chức năng tiến hành sử dụng lưới vét sau khi khoanh vùng nhưng vẫn chưa tìm thấy.

Do lòng hồ Hoàng Cầu nước sâu, diện tích rộng và lòng hồ lại dốc hướng ra ngoài nên có thể thi thể người gặp nạn đã bị đẩy ra xa bờ. Nếu việc sử dụng lưới vét không có hiệu quả thì sẽ sử dụng rà móc câu.

Hà Nội: Cảnh sát thả lưới tìm nạn nhân đuối nước 2
Sự việc khiến nhiều người dân hiếu kỳ theo dõi.

Đến 18h30, lực lượng chức năng đã tiến hành ra soát lần thứ 2 bằng lưới, mở rộng khu vực tìm kiếm cách bờ khoảng 20m nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan.

Đến hơn 20h, lực lượng cứu hộ vẫn duy trì tìm kiếm trên hồ. Phía trên bờ, rất đông người dân đang theo dõi việc tìm kiếm nạn nhân đuối nước.
Nguồn : Kenh14 , phim hiep dam

[Xã Hội] - Bé gái 14 tuổi bị đánh vô cùng dã man trong đêm

Bé gái 14 tuổi được người thân phát hiện bị đánh rất dã man, nằm bất động bên vũng máu trước sân với nhiều vết thương nặng vùng đầu và mặt.

Theo ông Đ.K.T. (SN 1968, bố đẻ cháu O.), khoảng 22h ngày 11/10, khi ông đang chuẩn bị đi ngủ bỗng có một người đàn ông tới nhà thông báo con gái bị đánh ở trên đội 4, xã Thiệu Vân (TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa).

Bé gái 14 tuổi bị đánh vô cùng dã man trong đêm 1
Bé gái Đ.T.O. bị đánh vô cùng dã man với nhiều vết thương trên đầu và mặt. Ảnh gia đình cung cấp

Sáng nay 12/10, ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng công an xã Thiệu Vân xác nhận trên địa bàn có xảy ra vụ việc cháu Đ.T.O. (SN 2000, ngụ thôn 1, xã Thiệu Vân) bị một số kẻ lạ mặt đánh dã man đêm 11-10.

Khi ông T. chạy lên nhà ông Nguyễn Hữu Lộc (nơi cháu O. hay tới ngủ để trông nhà) thì thấy con gái ông đang nằm bất tỉnh ngoài sân, vùng mặt và người máu me khắp mình. Ông T. và bà con đã nhanh chóng gọi xe đưa cháu O. lên Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (TP Thanh Hóa) cấp cứu.

Bé gái 14 tuổi bị đánh vô cùng dã man trong đêm 2
Các bác sĩ cấp cứu cho nạn nhân.

Thông tin ban đầu cho biết chập tối ngày 11/10, cháu Đ.T.O. có cùng với chị N.T.O. (SN 1994, là 2 chị em họ với nhau) tới nhà ông Lộc để ngủ và trông nhà cho ông Lộc (ông Lộc là cậu cháu Đ.T.O.).

Trên đường đi, 2 chị em có rủ nhau đi uống nước, ăn ốc ở cách nhà khoảng 400 m, được một lúc thì em Đ.T.O. đứng lên về trước. Khoảng 20 phút sau, N.T.O. về nhà ông Lộc thì thấy em Đ.T.O. nằm bất động ngoài sân, máu khắp người và mặt. N.T.O. liền tri hô làng xóm, gọi bố Đ.T.O. đến để cùng mọi người đưa Đ.T.O đi cấp cứu.

Bé gái 14 tuổi bị đánh vô cùng dã man trong đêm 3
Chiếc gối và bức tường trong nhà đẫm vết máu của nạn nhân.

Tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc, chiếc giường và bức tường đầy máu, nhiều người phỏng đoán có thể em O. bị đánh ở trong nhà, sau đó bỏ chạy ra đến ngoài sân thì bất tỉnh.

Theo Trưởng công an xã Thiệu Vân, ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng công an xã đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường cùng với gia đình đưa em O. đi cấp cứu. Đồng thời báo cáo sự việc lên Công an TP Thanh Hóa để điều tra truy tìm những kẻ gây án, điều tra nguyên nhân vụ việc.

Được biết, do vết thương quá nặng, em Đ.T.O. đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để điều trị.

Nguồn : Kenh14 , phim hiep dam

[Xã Hội] - Người Nhật đếm xe ở cầu sông Hàn

Gần một tháng nay, người dân TP Đà Nẵng tò mò chứng kiến một người đàn ông đeo kính, tóc hoa râm đứng ngay nút giao thông đầu cầu sông Hàn để đếm xe, ghi chép, chụp ảnh.

Bất chấp mưa nắng, ông đứng từ 4g sáng đến 20g30 mới quay về. Có buổi trưa ông mua vội hộp bắp để tấp vào bưu điện gần đó ăn qua bữa.

Ít ai biết ông là chuyên gia hàng đầu về giao thông tại Nhật Bản đã về hưu, nhưng đến Việt Nam để tìm phương án giảm thiểu tai nạn giao thông.

Người Nhật đếm xe ở cầu sông Hàn 1
Ông Saito Takeshi, 69 tuổi, đến từ Saitama Urawa, Nhật Bản, đếm xe qua lại ngay đầu cầu sông Hàn, TP Đà Nẵng để nghiên cứu về giao thông - Ảnh: T.Vũ

Ai thấy cũng thương

Gần 12g trưa, nắng đứng sựng, không một bóng cây, người đàn ông vẫn đứng với chiếc nón lá cũ ngay tại ngã tư đường Trần Phú - Lê Duẩn. Một cuốn sổ ghi chép, một chiếc máy ảnh, một camera, cứ thế ông cắm cúi ghi chép một cách cẩn thận.

Tên ông là Saito Takeshi, 69 tuổi, đến từ Saitama Urawa, Nhật Bản. Đã về hưu được chín năm, cũng chừng ấy năm trời ông rời Nhật Bản lặn lội sang

Ông ấy làm việc rất trách nhiệm, có mặt từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Mỗi ngày ông ấy chỉ ngủ chừng bốn giờ. Thời gian còn lại ông đổ dữ liệu vào máy tính và nghiên cứu, phân tích. Được làm việc với những người như vậy tôi thấy rất thú vị.

Kỹ sư HOÀNG MINH PHƯƠNG (cộng sự tại dự án DTRIP)

Việt Nam đi từ Hà Nội đến Đà Nẵng để nghiên cứu về giao thông.

Ngã tư Trần Phú - Lê Duẩn, ngay đầu cầu sông Hàn, nằm trong dự án cải thiện giao thông đô thị TP Đà Nẵng (DTRIP) được khởi động vào tháng 4-2014, trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Mục tiêu của chương trình là nâng cao năng lực đánh giá quản lý giao thông đô thị để đáp ứng nhu cầu định hướng phát triển của TP Đà Nẵng. Nhiệm vụ của ông Saito Takeshi là đứng tại ngã tư để theo dõi mật độ xe lưu thông cả ngày lẫn đêm.

Trên cơ sở khảo sát giao thông này, một thuật toán sẽ được lập ra và các camera giám sát có thể tự động thay đổi các biển báo dựa theo dòng người đông hay ít. Để có cơ sở cho thuật toán của mình được lập một cách chính xác, không còn cách nào khác, chuyên gia Saito Takeshi phải đứng đây quan sát gần một tháng trời nay.

Bà Mai Thị Xuân, bán xe nước sát ngã tư, nơi ông Saito Takeshi hay đứng, kể lại: “Thấy ông ấy đứng dưới mưa nắng mà thương lắm. Mắt không rời dòng người nửa bước. Có hôm mấy đứa bán bánh mì ngang qua được ông mua chai nước rồi ổ bánh nhai vội. Có hôm mưa như tát nước, gió lạnh rát rứa mà ông cũng đứng trơ người ra...

Vậy mà ông ấy rất vui tính. Mỗi lúc xong việc dù khuya sớm ông cũng chào tôi và chào cả anh cảnh sát giao thông đứng canh ở ngã tư rồi mới về”.

Mới gần một tháng trời mà ông Saito Takeshi với những người dân quanh khu vực này thân thiện như những người bạn.

Trung tá Phan Quang Pháp, cảnh sát giao thông TP Đà Nẵng, người hay làm nhiệm vụ tại đầu cầu sông Hàn, kể lại có hôm thấy ông đội cái nón lá rách, hôm sau ông lại mua cái mũ lát để che nắng. Có hôm một mình ông lật qua lật lại, xê dịch liên tục các đảo phân luồng giao thông để tìm một giải pháp tối ưu.

“Mình thấy rất cảm động. Ông từ Nhật Bản xa xôi qua đây giúp thành phố nghiên cứu về giao thông. Dự án chưa biết thế nào nhưng tinh thần, thái độ và trách nhiệm với công việc khiến cho nhiều người phải suy nghĩ” - trung tá Pháp khen ngợi.

Muốn đóng góp cho Việt Nam

Ở cái tuổi 69, những tưởng cường độ làm việc sẽ giảm xuống nhưng ngược lại sự tận tụy trong nghề, cùng với trách nhiệm công việc khiến nhiều đồng nghiệp của ông kính cẩn.

Xuất thân ở một đất nước hiện đại, giao thông được sắp xếp ổn định và tính toán khoa học, ông Saito Takeshi tâm sự rằng mong muốn lớn nhất của ông là nhìn thấy giao thông của Việt Nam được cải thiện hơn.

Ông Saito Takeshi cho biết mình đã từng được mời sang giảng dạy tại Học viện Cảnh sát nhân dân tại Hà Nội chuyên về giao thông. Ở Nhật Bản ông có 41 năm chuyên nghiên cứu về giao thông thuộc Sở Cảnh sát của Nhật Bản. Công việc của ông là đưa ra các giả thiết về giao thông và nhiều giả thiết đó đã được triển khai ở những thành phố lớn tại Nhật như Tokyo, Nagasaki...

Đánh giá về giao thông tại Việt Nam, ông Saito Takeshi cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có số vụ tai nạn, tử nạn về giao thông lớn.

Tuy nhiên, dữ liệu về tai nạn giao thông và các con số thống kê hiện nay chưa được tin cậy. Cụ thể là các vụ tai nạn giao thông ở khắp các tỉnh thành chưa được ghi chép đầy đủ và khoa học nên khó có cơ sở để nghiên cứu, đánh giá.

“Tỉ lệ vụ tai nạn và số người chết ở Việt Nam quá cao. Trong khi đó tại Nhật Bản tỉ lệ này thấp, 100 vụ tai nạn thì chỉ có một người chết. Trong khi Việt Nam số vụ và số người chết tương đương nhau. Vì vậy, chúng tôi mong mỏi xây dựng chính sách giao thông bắt đầu từ việc an toàn, giảm thiểu số người tử vong. Mọi việc bắt đầu từ người dễ bị tổn thương nhất là người đi bộ” - ông Saito Takeshi phân tích.

Lẽ ra ở cái tuổi thất thập, ông Saito Takeshi có thể chọn một cuộc sống an nhàn nơi quê nhà, nhưng bỏ lại tất cả, ông dành trọn tình cảm cuối đời của mình cho Việt Nam.

“Đứa con gái duy nhất của tôi là ca sĩ, tôi có hai cháu ngoại rất kháu khỉnh. Tôi nghĩ mình dành thời gian còn lại giúp đỡ cho các bạn Việt Nam thì cũng là việc có ích mà con cháu mình cần học hỏi” - ông Saito Takeshi tâm sự.

Lôi trong túi xách một tờ giấy A4 cũ mèm, ghi chép các món ăn Việt Nam đưa cho chúng tôi đọc, ông Saito Takeshi bảo mình không rành tiếng Việt, thức ăn Việt thì rất ngon, ông muốn ghi chép lại để mỗi lần vào quán chỉ cần đưa ra là có món mình thích.

“Tôi thấy người Việt Nam cũng giống như người Nhật, thân thiện, tình cảm và chân thành. Dù xa quê nhà nhưng tôi vẫn tìm thấy ở người dân trên đất nước các bạn một cảm giác ấm áp. Tôi mong góp chút gì đó cho Việt Nam” - ông Saito Takeshi thì thầm.
Nguồn : Kenh14 , phim hiep dam

[Xã Hội] - Cướp biển nói tiếng Indonesia, hút thuốc lá tem Việt Nam

Nhiều dấu vết tại trường tàu Sunrise 689 cho thấy đây là nhóm cướp có vũ trang, cực kỳ nguy hiểm.

Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, bước đầu tổ điều tra liên ngành xác định, thông tin tàu Sunrine 689 bị cướp biển tấn công, khống chế suốt 6 ngày đêm là thật, đúng như tin trình báo trước đó.

Thiếu tướng Hoàng Văn Đông – Phó chính uỷ Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam cho biết thêm, bước đầu cơ quan điều tra khoanh vùng khu vực tàu Sunrise 689 bị cướp là lãnh hải giáp ranh giữa 3 nước Singapore – Malaysia – Indonesia. Địa điểm xảy ra có thể thuộc vùng biển Indonesia…

Cướp biển nói tiếng Indonesia, hút thuốc lá tem Việt Nam 1
Vùng biển tàu Sunrise 689 bị cướp biển tấn công theo nhận định là lãnh hải của Indonesia.

Tổ điều tra liên ngành đã lấy lời khai độc lập của 18 thuyền viên của tàu Sunrise 689. Những lời khai này đều giống nhau về đặc điểm của nhóm cướp biển.

Cụ thể, kẻ cướp ban đầu xuất hiện trên 2 tàu cao tốc tiếp cận phía sau lái và mạn phải tàu Sunrise 689. Tiếp đó hơn 10 tên bịt mặt, mang theo nhiều loại súng ngắn, dao đột nhập lên tàu khống chế toàn bộ thuỷ thủ đoàn.

Những ngày sau, chúng còn điều động 2 tàu khác gồm: tàu cá bằng gỗ mang số hiệu KnF 7858, phần đầu treo cờ Malaysia, phía lái treo cờ Việt Nam để cặp mạn trái của tàu Sunrise; và tàu sắt chuyên dụng chở dầu cặp mạn phải của tàu Sunrise. Hai tàu này tiến hành hút dầu từ tàu Sunrise 689 sang.

Theo các thuyền viên, ngoài đội hình quy mô, trang bị vũ khí, nhóm cướp đã có kế hoạch cướp tàu khá kỹ lưỡng. Đó là sau khi đột nhập, khống chế 18 thuyền viên, chúng bắt đầu phá huỷ hệ thống thông tin liên lạc, định vị trên tàu rồi lấy sơn đỏ để sơn, che phủ số hiệu tàu ở buồng lái, hình ảnh cờ Việt Nam tại khoang lái, phao, tàu cứu sinh và ở ống khói; nhằm qua mặt những tàu cá gặp trên biển, cắt đứt mọi liên lạc đến tàu Sunrise 689.

Cướp biển nói tiếng Indonesia, hút thuốc lá tem Việt Nam 2
Kim tiêm tìm thấy trên tàu, được cho là của cướp biển để lại.

Đến nay cơ quan điều tra cũng như thuỷ thủ đoàn vẫn chưa hiểu vì sao bọn cướp lại thay đổi kế hoạch. Nhiều lời khai của các thuỷ thủ đoàn cho thấy, ban đầu nhóm cướp có kế hoạch khống chế con tàu, di chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên trong quá trình đó, thuỷ thủ đoàn đã phản ứng quyết liệt, chúng bất ngờ rút khỏi, phóng thích tàu và toàn bộ thuỷ thủ đoàn vào rạng sáng 9/10.

Đáng nói, theo lời khai của các thuỷ thủ đoàn, nhóm cướp lên tàu đều bịt mặt, nhưng khi trao đổi, ra lệnh khống chế, chúng sử dụng tiếng Indonesia. Đa phần thuyền viên không hiểu nhưng có 1 thuyền viên từng nhiều lần đi tàu đến Indonesia nên hiểu ít nhiều và truyền đạt lại cho các thuyền viên khác biết…

Một tình tiết khác đáng lưu ý, trong tường trình của thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng có đoạn: “Chúng tôi để ý thấy nhóm cướp biển có hút thuốc lá mang tem Việt Nam”.

Đại tá Trần Công Hiểu – Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, tàu Sunrise 689 bị cướp ở ngoài lãnh hải Việt Nam. Đây là vụ cướp biển thứ 2 mà đơn vị này điều tra.

Cách đây khoảng 1 năm, cũng lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt giữ 1 nhóm cướp biển và sau đó có bàn giao cho Indonesia để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Nguồn : Kenh14 , phim hiep dam

[Xã Hội] - Khí lạnh tăng cường, nhiệt độ Bắc bộ giảm còn 15 độ C

Do không khí lạnh tăng cường yếu đang mang đến những kiểu thời tiết khác nhau cho các khu vực trên đất liền và trên biển của cả nước.

Tại Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội, khí lạnh duy trì thời tiết nắng và có gió mát, không khí rất thoáng đãng dễ chịu; ban ngày nhiệt độ cao nhất toàn miền đều dưới ngưỡng 31 độ C. Tuy nhiên tới đêm, biên độ dao động nhiệt rất lớn, từ 10-13 độ C giữa đêm và ngày. Thời tiết giao mùa, người già, trẻ nhỏ và những người có bệnh lý mãn tính cần hết sức chú ý đề phòng giữ ấm thân nhiệt khi đi ra ngoài trời.

Mưa tại Trung bộ có dấu hiệu giảm dần, thu hẹp cả về diện và lượng, thời gian mưa ngắt quãng và không liên tục, nhiệt độ phổ biến tại đây từ 28-31 độ C.

Tây Nguyên và Nam bộ nằm ngoài vùng ảnh hưởng của khí lạnh, nắng nhẹ kéo dài hơn trong ngày, kéo dài tới 16 giờ chiều, trời mát. Về chiều tối có những nhiễu động yếu từ biển đưa vào sẽ gây mưa rào vài nơi, mức nhiệt trong khoảng từ 30-32 độ C.

Ngoài khơi, huyện đảo Hoàng Sa gió cấp 5, tầm nhìn xa thông thoáng trên 10km; huyện đảo Trường Sa gió yếu cấp 4, độ cao sóng dưới 1m75.

Dự báo thời tiết chi tiết cho các vùng trên cả nước ngày 14/10 như sau:

Hà Nội: Ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19 – 22 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 29 – 31 độ C.

Phía Tây Bắc bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17 – 20 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 27 – 30 độ C.

Phía Đông Bắc bộ: Ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18 – 21 độ, vùng núi có nơi 15 – 17 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 28 – 31 độ C.

Thanh Hóa đến TT-Huế: Nhiều mây, phía Bắc có mưa vài nơi; Phía Nam đêm có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông, ngày có mưa rải rác. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20 – 23 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 28 – 31 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Nhiều mây, có mưa rải rác; riêng phía Bắc đêm có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22 – 25 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 28 – 31 độ C.

Tây Nguyên: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18 – 21 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 28 – 31 độ C.

Nam bộ: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23 – 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 29 – 32 độ C.
Nguồn : Kenh14 , phim hiep dam

[Xã Hội] - Chồng bàng hoàng thấy vợ và con chết thảm trong nhà

Người đàn ông ôm thi thể vợ khóc thảm thiết. Bên cạnh, đứa con 4 tháng tuổi nằm bất động…

Đến 22h ngày 13/10, công tác khám nghiệm hiện trường của công an thị xã Dĩ An tại căn nhà trong khu phố Chiêu Liêu (P.Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, Bình Dương) vẫn chưa kết thúc.

Bên ngoài rất đông người hiếu kỳ tụ tập theo dõi vụ việc. Một người hàng xóm của gia đình nạn nhân thuật lại : “Vụ việc được phát hiện vào lúc 17h cùng ngày do tiếng kêu la thảm thiết của người đàn ông trong nhà vọng ra. Khi mọi người chạy đến, trước mắt một cảnh tượng hãi hùng".

Chồng bàng hoàng thấy vợ và con chết thảm trong nhà 1
Nhiều người hiếu kỳ tụ tập theo dõi vụ việc.

Người đàn ông được xác định là anh Nguyễn Thiên Lương (34 tuổi) ôm chặt thi thể người vợ là chị Đặng Thị Liễu (32 tuổi quê Nghệ An). Bên cạnh còn con dao và xác đứa con mới 4 tháng tuổi.

Theo lời kể của anh Lương, buổi chiều đi làm về vừa vào nhà anh hốt hoảng khi nhìn thấy vợ anh treo cổ bằng một sợi dây lủng lẳng cạnh cầu thang. Trong phòng ngủ, đứa con gái 4 tháng tuổi nằm chết, trên cơ thể có nhiều vết máu.Anh dùng dao cắt dây đưa vợ xuống và hô hoán mọi người báo tin cho cơ quan công an.

Được biết vợ chồng anh Lương đang là công nhân cho một công ty tại P.An Phú. Hai người có với nhau 3 mặt con. Một đứa được gửi cho ông bà nội.

Gia đình anh Lương về sống tại đây đã được 5 năm. Gần đây vợ chồng anh xây dựng được căn nhà mới và chị Liễu đang trong thời gian nghỉ thai sản vì mới sinh con.

Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết bi thảm trên.

Nguồn : Kenh14 , phim hiep dam

[Xã Hội] - Nữ y tá bị nhiễm virút Ebola ở Mỹ là người gốc Việt

Truyền thông Mỹ vừa xác định danh tính nữ y tá bị nhiễm virút Ebola tại thành phố Dallas - bang Texas là một phụ nữ gốc Việt tên Nina Phạm (26 tuổi).

Nữ y tá bị nhiễm virút Ebola ở Mỹ là người gốc Việt 1
Nữ y tá 26 tuổi Nina Phạm - Ảnh: USA Today

Theo Reuters, bạn bè cho biết cô Nina Phạm tốt nghiệp ĐH Công giáo Texas năm 2010, là thành viên một gia đình gốc Việt rất sùng đạo tại Fort Worth.

Hàng xóm thường nhờ cô trông trẻ giúp. Các bài viết trên mạng xã hội cho thấy Nina Phạm là người hâm mộ diễn viên Ryan Gosling và rất yêu thích nghề y tá.

Gia đình Nina Phạm đã bị sốc nặng khi biết tin cô nhiễm virút Ebola. Theo lời người bạn Tom Ha, một giáo viên nghiên cứu Kinh thánh tại Fort Worth: “Mẹ của Nina khóc ròng mấy ngày qua. Bà ấy rất đau khổ”.

Các quan chức Mỹ tiết lộ, Nina Phạm thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân Ebola Thomas Eric Duncan trong vòng 11 ngày ông được chữa trị tại bệnh viện Texas Health Presbyterian.

Ông Duncan qua đời ngày 8-10. Nina Phạm là một trong số 50 người được giao nhiệm vụ chữa trị cho ông Duncan.

Nhà chức trách vẫn chưa rõ Nina Phạm nhiễm virút Ebola như thế nào. Một số nguồn tin cho biết, Nina Phạm chỉ được hướng dẫn cách chống nguy cơ nhiễm Ebola trong vòng nửa giờ.

Mới đây, bác sĩ Thomas Frieden, giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi tuyên bố cô “đã mắc sai sót nghiệp vụ”, dẫn tới việc bị nhiễm Ebola.

Trước đó, Hiệp hội Y tá Texas cũng tuyên bố việc ông Frieden đổ lỗi cho Nina Phạm là sai. “Chúng ta chưa biết cô ấy nhiễm virút như thế nào. Việc cho rằng cô ấy không tuân thủ các quy định an toàn là sai trái” - hiệp hội khẳng định.

Một người bạn của gia đình Nina Phạm tiết lộ, cô đã được truyền máu của một người từng khỏi bệnh Ebola. Hiện, Nina Phạm đang trong trạng thái ổn định. Cô thường xuyên dùng phần mềm Skype để liên lạc với mẹ mình.

Mới đây, bác sĩ Frieden tuyên bố Mỹ phải xem xét lại cách kiểm soát nguy cơ lây nhiễm Ebola sau vụ y tá Nina Phạm nhiễm bệnh. “Kể cả một vụ lây nhiễm duy nhất cũng là không thể chấp nhận được” - ông Frieden nhấn mạnh.

Ở Tây Phi, hôm qua, các bác sĩ và y tá Liberia đã đồng loạt nghỉ việc để gây sức ép đòi chính phủ chi tiền bồi dưỡng độc hại cho họ để bù đắp việc họ phải đối mặt với nguy hiểm hàng ngày khi chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm virút Ebola.

Chủ tịch Công đoàn Nhân viên y tế Liberia Joseph Tamba mô tả cuộc đình công có quy mô “cực lớn”.

Ước tính, 95 nhân viên y tế Liberia đã thiệt mạng khi nỗ lực ngăn chặn dịch Ebola lây lan. Ông Tamba khẳng định, nhiều nhân viên y tế không được chính phủ trả lương đầy đủ dù hi sinh bản thân để chống dịch.

Ví dụ, các nhân viên trung tâm y tế Island Clinic được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bảo trợ được cam kết nhận mức lương từ 500 - 750 USD/tháng, nhưng trên thực tế chỉ nhận được 60% số tiền này.

“Nhà nước buộc họ làm việc căng sức nhưng lại không chịu trả tiền cho họ” - ông Tamba nhấn mạnh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa lên tiếng cảnh báo virút Ebola có thể khiến các quốc gia sụp đổ và là mối đe dọa đối với hòa bình quốc tế.
Nguồn : Kenh14 , phim hiep dam